30 Tháng ba, 2023 By Admin 0

Bệnh Ecoli ở vịt, ngan nguyên nhân và cách chữa trị phòng ngừa.

Bệnh Ecoli là một bênh phổ biến trong chăn nuôi gia súc gia cầm. Bệnh Ecoli ở vịt và ngan cũng vậy, rất thường xuyên gặp, và gặp ở mọi lứa tuổi. Sau đây sẽ là hướng dẫn bà con cách phòng ngừa và phác đồ điều chị bênh ecoli cho vịt và ngan đúng chuẩn nhất. Bà con hãy đọc kỹ, lưu lại để xử lý cho đàn vịt và ngan của mình trong quá trình chăn nuôi.

Nguyên nhân gây bệnh Ecoli ở đàn vịt và ngan.

Nguyên nhân gây nên bệnh Ecoli ở ngan vịt là do vi khuẩn Ecoli. Dòng vị khuẩn này có 2 chủng chính gây nên bệnh nặng và chết là chủng  E.coli 02 và 078. Với mỗi chủng lại có 1 triệu trứng bênh lý khác nhau. Tuy nhiên kết quả vẫn là vịt bị chết nhanh và nhiều (có thể lên đến 60%).

Độ tuổi vịt ngan dính bệnh Ecoli là ở mọi lứa tuổi từ 3 ngày tuổi trở lên là đã có thể mắc Ecoli. Đối với vịt ngan mới nở khi úm mắc Ecoli thường hay nhầm lẫn với thương hàn.

Vi khuẩn Ecoli xâm nhập vào vịt theo đường nào?

Vi khuẩn Ecoli là dòng vi khuẩn có sẵn trong ruột của tất cả các loại vật nuôi. Khi vật nuôi có sức đề kháng kém, không đủ đề kháng vi khuẩn Ecoli sẽ phát triển mạnh gà gây bệnh cho vật nuôi.

Vi khuẩn Ecoli cũng có thể lây từ môi trường bên ngoài vào cơ thể vật nuôi qua vết thương ở đường hô hấp, tiêu hóa. Vi khuẩn sẽ nhiễm thẳng vào máu gây nên cái chết đột ngột ở ngan vịt mà không có triệu trứng bệnh tích. Chính vì thế cần thường xuyên khử trùng và vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi.

Triệu trứng khi ngan vịt nhiễm bệnh Ecoli.

Ngan vịt nhiễm Ecoli thường có thời gian ủ bệnh từ 1-10 ngày. Khi bắt đầu phát bệnh vịt và ngan thường có các biểu hiện lâm sàng bên ngoài cụ thể như sau:

  • Vịt và ngan thường có biểu hiện lờ đờ, rụt cổ xù lông, mắt lim dim. Có thể một số con có biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi, cảm cúm.
  • Phân của vịt loãng có màu trắng hoặc xanh dạng tiêu chảy.
  • Một số con có biểu hiện co giật, nghẹo cổ, đầu quay quay, đứng không vững rồi chết rất nhanh.
  • Đối với ngan vịt trưởng thành đẻ bị Ecoli sẽ thấy biểu hiện đẻ trứng có dính máu ở vỏ. Tỉ lệ đẻ trứng giảm và chết rải rác.
Biểu hiện của vịt bị Ecoli nghẹo đầu đi không vững.

Bệnh tích mổ khám trên ngan vịt khi chết vì bị Ecoli.

Để khẳng định việc ngan vịt có bị nhiễm Ecoli hay không thì việc mổ khám là rất quan trọng. Chính vì thế bà con chăn nuôi khi thấy vật nuôi chết, cần giữ lại để mổ khám tìm ra nguyên nhân. Khi mổ khám ngan vịt chết vì Ecoli sẽ có các dấu hiệu sau đây:

  • Ngan vịt chết tim thường kéo màng trắng như bã đậu bao quanh tim (Kéo màng Ecoli). Trên cơ tim có các vết đốm đỏ lấm tấm xuất huyết.
  • Gan sưng to và cũng có xuất huyết lấm tấm trên bề mặt gan. Túi mật căng to.
  • Lá lách cũng sưng to, có xuất huyết lấm tấm.
  • Màng bụng viêm, có sợi tơ trắng dính vào xoang bụng và ruột.
  • Màng túi khí viêm trắng, có chất nhầy và những điểm màu vàng (hoại tử).
  • Vịt đẻ buồng trứng bị vỡ và teo lại. Ống dẫn trứng viêm đỏ.

Điều đầu tiên cần làm khi phát hiện vịt ngan mắc Ecoli.

  • Việc cần làm đầu tiên đó là vệ sinh lại khu chăn nuôi để đảm bảo chuồng nuôi có bênh, không lây lan sang các khu vực khác.
  • Tiến hành dọn vệ sinh, rắc vôi bột xung quanh khu vực chuồng nuôi có bệnh. Rải một lớp vôi bột dầy 1-2cm, rộng tầm 1m để loại trừ mầm bệnh phát tán ra ngoài.
  • Đảm bảo chắc chắn chuồng nuôi luôn thoáng đãng, đủ nhiệt độ và ánh sáng theo độ tuổi vật nuôi.
  • Bên trong chuồng phun sát trùng 2-3 lần/tuần bằng dung dịch khử dùng chuyên dụng.
  • Khử trùng sạch nguồn nước uống cho vật nuôi bằng các loại thuốc làm sạch nước chuyên dùng.

Phác đồ cách điều trị Ecoli trên ngan vịt.

Phác đồ 1 điều trị Ecoli trên vịt ngan.

  • Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da KANAMYCIN 10% hoặc NAVET-ENRO 100 (NAVETCO) hoặc hòa tan NAVET-NORFLOX C trong nước uống, dùng liên tục trong 5 ngày theo hướng dẫn của nhãn thuốc để tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể vịt bệnh.
  • Kết hợp cho uống TERRA-COLIVIT (NAVETCO) với liều lượng 2g/1lít nước liên tục trong 5 ngày để phòng các tác nhân gây bệnh kế phát cũng như kích thích tăng trọng, tăng sản lượng trứng, tăng tỷ lệ trứng có phôi. Sau khi ngừng dùng kháng sinh cần sử dụng men Navet-Biozym thêm 7 ngày để đàn vịt chóng phục hồi sức khoẻ. Sau điều trị có thể bổ sung B – Complex, Men tiêu hóa sống (bacillus subtilis) giúp nâng cao khả năng tiêu hóa và hệ vi sinh vật đường ruột cho vịt.
  • Sau mỗi lần điều trị nếu có điều kiện nên lập kháng sinh đồ bởi vì vi khuẩn E. coli luôn gây đề kháng với thuốc.

Phác đồ 2: Điều trị Ecoli trên vịt ngan.

  • Dùng Pulmusol liều: 1g/35kg TT/ngày. Hoặc Giuse OS 200 liều 1ml/15kg TT/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.
  • Thanh nhiệt, giải độc, chống nóng và tăng sức đề kháng: Bằng Oresol Plus+ pha 2-3g/1lít nước uống, dùng liên tục đến khi hồi phục hoàn toàn.
  • Giải độc gan – thận cấp: Bằng Productive Hepato pha 1ml/1-2lít nước uống, dùng liên tục đến khi hồi phục hoàn toàn.
  • Productive Forte: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
  • Zymepro: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1lít nước uống.

Cách phòng ngừa bệnh Ecoli trên đàn vịt ngan khi chăn nuôi.

  • Cần chăm sóc tốt ngan và vịt ngay từ khi úm, úm đúng kỹ thuật vào thuốc phòng đúng lịch để đảm bảo con giống khi úm khỏe mạnh.
  • Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất đầy đủ cho ngan vịt con khi úm.
  • Không cho ngan, vịt con ăn thức ăn tươi quá sớm như tôm tép sống.
  • Thường xuyên khủ trùng, vệ sinh chuồng nuôi. Nhất là máng ăn máng uống, nguồn nước uống, nước tắm đảm bảo sạch sẽ an toàn.
  • Có thể dùng kháng sinh liều thấp để phòng ngừa cho vịt từ ngày tuổi thứ 1 – 10 bằng cách trộn các loại kháng sinh: Colistin, Gentamycin, Ampicillin … vào thức ăn liên tục trong 2 – 3 ngày để phòng.

Những bệnh hay ghép cùng với bệnh Ecoli trên vịt ngan.

  • Bệnh Ecoli ghép với bệnh IB (Viêm phế quản truyền nhiễm).
  • Bệnh Ecoli ghép với bệnh hen CRD.
  • Bệnh Ecoli ghép với bệnh ORT.
  • Bệnh Ecoli ghép với bệnh thương hàn.
  • Bệnh Ecoli ghép với bênh ND.
  • Bệnh Ecoli ghép với bệnh MG.

Ở các trường hợp bệnh Ecoli trên ngan vịt ghép với các bệnh khác cách điều trị sẽ phức tạp hơn khá nhiều. Trong các bài viết sau chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể sau bà con nhé. Hãy chia sẻ bài viết này nếu bà con thấy nó có ích.