2 Tháng Mười, 2023 By Admin 0

Gà con khi úm bị khô chân, teo lườn, lù rù nguyên nhân và cách chữa trị.

Trong quá trình úm gà con mới nở, chắc chắn bà con sẽ gặp tình trạng gà con bị khô chân. Chúng chỉ đứng 1 chỗm người rất nhẹ, bỏ ăn , xã cánh và chết dần. Nguyên nhân của việc này là do đâu, và cách chữa trị như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu và theo dõi để áp dụng ngay trong bài viết này nhé.

Biểu hiện của gà con bị khô chân teo lườn.

Trong từ chuyên môn chúng tôi vẫn gọi đây là tình trạng gà bị khô. Tình trạng này khiến gà con chết khá nhiều, chết rải rác. Nhất là đối với bà con chăn nuôi mới nuôi gà con, khi úm rất hay gặp. Dưới đây là 1 số biểu hiện của gà bị khô chân, teo lườn.

  • Gà con ủ rũ, lù rù, mắt lim dim chỉ đứng yên 1 chỗ.
  • Gà bỏ ăn, cơ thể bọ mất nước, chân teo lại không mọng.
  • Gà khi cầm lên rất nhẹ, sở lườn và cơ thể teo hết, không thấy mập.
  • Lông xù, rã cánh, cánh luôn xệ xuống.
  • Gà không chị ăn, riều hoàn toàn không có thức ăn. Mổ khám khi gà chết thì lòng đỏ không tiêu, ruột 1 số con bị viêm.
Gà con bị khô chân, teo lườn.
Biểu hiện của gà con bị bệnh khô chân.

Nguyên nhân khiến gà con bị khô chân teo lườn khi úm.

  • Do giống kém chất lượng: Bà con đôi khi mua giống trên mạng tại các cơ sở không uy tín. Gà ở các cơ sở này ấp còn non kinh nghiệm, nhiệt thiếu dẫn đến gà con yếu. Khi úm thường xảy ra tình trạng này. Tuy nhiên nguyên nhân này khá ít, bởi lẽ các nhà lò hiện nay có hệ thống máy ấp theo dõi cực kỳ hiện đại.
  • Mua phải giống cũ, giống ế: Đây là nguyên nhân khá phổ biến, đặc biệt bà con hay mua gà rẻ. Những loại gà bán ế 2-3 ngày được bán với giá rẻ hơn. Khi về đến nhà bà con cánh đã mọc lông dài. Gà ế thường không được ủ nhiệt đúng, điều này khiến gà bị thương hàn. Chính điều này làm gà con về khi bà con úm hay bị khô chân, teo lườn, hao nhiều.
  • Quá trình vận chuyển sai kỹ thuật: Trong quá trình vận chuyển gà con bị dính mưa, hoặc nhiễm lạnh và mùa đông. Điều này cũng dẫn đến gà con bị khô chân sau khi bà con úm.
  • Kỹ thuật úm sai, úm thiếu nhiêt: Đây là lý do chiếm đến 65% nguyên nhân, đặc biệt đối với bà con mới nuôi. Nhiệt độ cần thiết để úm gà con đúng chuẩn là từ 33-35 độ C, tùy theo thời điểm. Tuy nhiên nhiều bà con mới úm lại không nắm được. Chuồng úm không được quây kín, không đảm bảo ổn đinh nhiệt, không có đèn sưởi. Điều này làm gà con bị thương hàn, tiêu chảy, dẫn đến khô chân teo lườn. Xem kỹ thuật úm gà con chuẩn tại ĐÂY.
  • Mật độ úm gà quá dày đặc: Mật độ úm gà quá dầy, khiến gà con không có đủ chỗ ăn uống. Lượng máng ăn, máng uống cũng không đủ. Điều này làm gà con bị đói, thiếu chất, bị stress và bệnh. Xem bài hướng dẫn cách úm gà con phía trên để biết mật độ phù hợp.
Lòng đỏ không tiêu là 1 nguyên nhân chính dẫn đến khô chân ở gà con úm.
Lòng đỏ không tiêu là 1 nguyên nhân chính dẫn đến khô chân ở gà con úm.

Cách phòng gà con bị khô chân, teo lườn khi úm hiệu quả.

  • Đảm bảo các yếu tố khi úm đúng chuẩn: Nhiệt độ, mật độ, chuồng úm. Nếu bà con đang làm sai kỹ thuật, hãy sửa lại để cho đúng. Mật độ khoảng 45 con/ 1 mét vuông, nhiệt độ chuồng ổn định từ 33-35 độ tùy độ tuổi của gà.
  • Bổ sung đủ lượng máng ăn, máng uống cho chuồng gà con khi úm. Cứ 100 con cho 2 máng ăn, và 2 máng uống. Cung cấp đủ nước và thức ăn cho gà con.
  • Không cho gà con ăn quá sớm, thông thường sau 1,5 ngày từ khi bắt đầu nở cho ăn là tốt nhất. Lúc này gà con đã tiêu được lòng đỏ. Cho ăn sớm quá lòng đỏ của gà yếu sẽ không tiêu được.
  • Trong quá trình úm 1-5 ngày đầu hãy cho gà con uống các loại thuốc úm hỗ trợ tiêu lòng đỏ.
  • Cần hết sức chú ý khâu chọn giống ban đầu. KHÔNG THAM RẺ MUA GÀ CŨ, CHỈ MUA GÀ Ở CÁC CƠ SỞ UY TÍN, CHẤT LƯỢNG, CÓ TRANG WEB ĐÀNG HOÀNG.
Gà con ủ rũ, chân khô, lườn teo.

Cách chữa bệnh khô chân teo lườn hiệu quả trên gà con.

  • Gà con khi phát hiện bị bệnh hãy tách riêng ra, không để chung với gà khỏe để tránh lây bệnh.
  • Cung cấp đầy đủ nhiệt độ, thức ăn nước uống cho gà bênh. Xác định xem nguyên nhân gây nên sự teo chân của gà con là gì. Chủ yếu gà con bị teo chân khô lườn là do mất nước. Hãy xác định xem gà đang bị tình trạng bệnh gì.
  • Nếu gà bị teo chân do bị thương hàn, ecoli ỉa phân trắng. Hãy làm theo phác đồ sau đây để chữa.
  • Tiêm thuốc nếu gà yếu : Tiêm: Florfenicol + Doxycylin hoặc Gentatylo hoặc Gentamycim. Bổ sung các loại Vitamin và điện giải cho gà uống. Các con yếu quá thì nên loại bỏ.
  • Những con lòng đỏ không tiêu sau 5-7 ngày đa số là chết, không chữa được.

Dưới đây là toàn bộ các kiến thức về việc gà con bị khô chân teo lườn khi úm. Hy vọng với các kiến thức này, bà con sẽ áp dụng thành công trên đàn gà con của nhà mình khi úm. Chúc bà con chăn nuôi thành công.