Cách úm ngỗng sư tử, kỹ thuật úm ngỗng mới nở ai nuôi ngỗng đều phải biết.
Cách úm ngỗng hay còn gọi là cách gột ngỗng là một kỹ thuật không hề dễ? Nói như vậy cũng đúng mà cũng có phần chưa đúng. Đúng là bởi lẽ nuôi úm bất kỳ một con gì từ bé mới lọt lòng mà không có mẹ đều không đơn giản. Không đúng là ở chỗ nếu bạn đã biết úm gà thì việc úm ngỗng sư tử, gột ngỗng sư tử hoàn toàn không khó. Dưới đây là một số lưu ý hướng dẫn cách úm ngỗng sư tử bà con phải học theo để úm ngỗng thành công.
Những thứ cần chuẩn bị để có thể úm ngỗng mới nở thành công.
Đầu tiên về phần chuồng trại, chúng ta cần chuẩn bị một số thứ sau đây:
- Nền chuồng úm gột ngỗng : Cũng giống như úm gà, úm ngan thì úm ngỗng bạn cũng cần chuẩn bị : Trấu sát gạo khô hoặc nếu có rơm khô là tốt nhất.
- Quây úm ngỗng : Quây để nuôi ngỗng mới nở cũng như quây úm gà. Hãy chuẩn bị 1 cót tre hoặc cót cao su (quây gà chọi) cao tầm 50-60cm để quây xung quanh.
- Bóng đèn sưởi cho ngỗng : Chuẩn bị 1 vài bóng đèn hồng ngoại để làm đèn sưởi cho ngỗng con.
- Bạt che : Cần chuẩn bị 1 tấm bạt sạch để che nóc chuồng úm ngỗng con.
- Máng uống và đĩa ăn cho ngỗng con, hãy mua loại dành cho gà con mới nở. Nên cho ăn bằng đĩa ăn lớn.
- Thức ăn cho ngỗng con mới nở: Bột ngô nghiền nhỏ hoặc cám gạo, lá rau mềm sạch các loại.
- 1 đồng hồ đo nhiệt kế nền chuồng, có thể mua ngoài thú y hoặc hàng bán cám rất nhiều.
Bắt đầu úm ngỗng con theo các bước sau.
- Bước 1 : Làm chuồng úm, hãy quây chuồng úm ngỗng ở một nơi kín gió, có nền chuồng cao ráo, không bị ẩm ướt. Rải một lớp trấu thật dầy tầm 7-10cm hoặc trải rơm dầy như trên để tránh ngỗng con tiếp xúc trực tiếp với nền lạnh.
- Bước 2 : Treo đèn sưởi để gột ngỗng con, 1 đèn sưởi 175w có thể treo cho 1 chuồng tầm 2,5m vuông. Hãy treo đèn cách mặt trấu 50-60 cm để đèn tỏa nhiệt tốt nhất.
- Bước 3 : Bật đèn sưởi ấm chuồng 3-4 tiếng trước khi nhận ngỗng về. Khi ngỗng về thả luôn ngỗng vào chuồng đã được bật đèn ấm. Luôn luôn chú ý nhiệt độ chuồng úm ngỗng. Hãy đảm bảo nhiệt độ trên đồng hồ nền chuồng luôn ở mức 32-35 độ C.
- QUAN TRỌNG NHẤT LÀ NHIỆT ĐỘ: Hãy nhớ đảm bảo nhiệt độ khi úm ngỗng con trong chuồng luôn đạt 32-35 độ. Ngỗng con chịu lạnh rất kém, nếu để lạnh sẽ bị đi ỉa thương hàn rất khó chữa.
Cho ngỗng con ăn uống và những lưu ý về thức ăn nước uống.
- Thức ăn của ngỗng 100% là thức ăn chay. Chỉ cho ăn các loại cám, rau xanh, cỏ và các loại hạt. Với ngỗng con đang úm chỉ trộn cám gạo, cám ngô và lá rau mềm rửa sạch để ráo nước cho ngỗng ăn.
- Rau cho ngỗng ăn: LÁ MƠ ĂN THỊT CHÓ + Kèm với các loại rau sạch thái nhỏ. Chú ý phải có LÁ MƠ ĂN THỊT CHÓ để phòng đi ỉa cho ngỗng con.
- Chú ý không cho ngỗng con đang úm ăn đạm quá sớm. Sau 15 ngày có thể bổ sung thêm các loại khô hạt để bổ sung đạm trộn vào thức ăn.
- Nước uống khi úm ngỗng cũng rất quan trọng. Hãy cho ngỗng con đang úm uống nước sôi để nguội trong 7 ngày đầu. Có thể pha các loại thuốc phòng đi ỉa, thuốc úm để cho ngỗng uống cùng.
- Máng uống phải để trên cao, đủ để ngỗng với mỏ uống. Không để dưới nền ngỗng sẽ vầy ướt lông bị lạnh sẽ bị đi ỉa.
- Luôn luôn vệ sinh sạch sẽ máng ăn và máng uống của ngỗng để ngỗng không bệnh.
Úm ngỗng sau bao lâu có thể thả cho đi ăn cỏ được.
- Sau 15 ngày có thể thả ngỗng ra bãi chăn thả cho ngỗng ăn cỏ. Lưu ý không thả sớm hơn để tránh hao hụt trong quá trình chăn nuôi.
- Hãy đảm bảo bãi chăn thả sạch sẽ, nếu bãi thả không có nước uống hãy làm 1 máng uống cho ngỗng.
- Ngỗng dưới 45 ngày tuyệt đối không để dính mưa, rất dễ chết.
Cách bệnh cơ bản khi úm ngỗng con và cách xử lý.
Một bệnh hay gặp nhất trong quá trình úm ngỗng đó chính là bênh thương hàn. Nguyên nhân là do ngỗng con khi úm để bị lạnh (nhiệt độ chuồng úm dưới 31 độ). Nó sẽ làm ngỗng con bị đi ỉa tiêu chảy phân trắng làm ngỗng rất dễ chết do mất nước.
Cách xử lý : Trong quá trình uống thường xuyên cho ngỗng con uống vitamin b1 + berberin để phòng đi ỉa. Nếu ngỗng con đã bị thương hàn hãy dùng Doxy-Flo 2% để đặc trị thương hàn cho ngỗng. Đồng thời pha nước điện giải để bù nước cho ngỗng. Cung cấp đủ nước cho đàn ngỗng (50ml nước/con/ngày).
Bệnh viêm phổi ở ngỗng: Cũng là nguyên nhân do ngỗng bị lạnh, thương hàn dẫn tới viêm phổi. Biểu hiện ngỗng chảy nước mắt nước mũi, lò rù, khẹc, xù lông.
Cách xử lý : Thuốc Doxy-Flo 2% cũng có thể trị viêm phổi nhẹ. Nếu ngỗng bị nặng chùng ta cần thay đổi bằng các loại thuốc tiêm như: enrofloxacin 10%, hoặc Ceftiofur sodium hoặc Tilmicosin phosphat để tiêm cho ngỗng.
Trên đây là cách úm ngỗng sư tử , cách gột ngỗng đúng chuẩn và cơ bản nhất bà con có thể áp dụng luôn. Chúc bà con chăn nuôi ngỗng, úm con ngỗng sư tử thành công.