Cách úm ngan con mới nở thành công cho bà con chăn nuôi.
Úm ngan con là quá trình bắt buộc với bất kỳ ai nuôi ngan, đặc biệt với những người nuôi chuyên nghiệp. Cách úm ngan con như thế nào là đúng cách, đúng tiêu chuẩn nhất? Úm thế nào để ngan không bị hao nhiều thời gian đầu? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết chi tiết dưới đây.
Chuẩn bị chuồng úm ngan đúng tiêu chuẩn (cho 200 ngan con).
- Sử dụng quây cót cao từ 50 – 60cm – dài từ 10-11m. Quây cót tầm 2,5-3m2 úm được 200 con ngan.
- Có ít nhất 2-3 bóng đèn sưởi hồng ngoại (200W) + 2 máng uống nước + 4 khay cho ngan ăn loại khay cho ngan con, vịt con.
- Khử trùng chuống úm, chất độn chuồng, dụng cụ ăn uống trước khi bắt ngan con. Đây là điều khiện bắt buộc để có một cách úm ngan con đúng tiêu chuẩn.
- Lưu ý : Chuồng úm phải có nền chuồng xi măng khô ráo, không bị ngập nước. Tuyệt đối kín gió không bị gió lùa, ngan bị gió lùa rất dễ chết.
Làm chuồng úm để úm ngan con cần lưu ý gì.
- Lưu ý đúng mật độ chuồng nuôi và số lượng.
- Trấu trải nền chuồng mới, sạch, đã khử trùng và trải dầy từ 7-10cm trấu.
- Nơi để máng uống nước trong nền trấu cần có 1 tấm nilon để tránh ngan vầy nước làm ướt nền.
- Chuồng luôn luôn được che nóc để đảm bảo giữ nhiệt độ tiêu chuẩn.
- HÃY MUA 1 ĐỒNG HỒ ĐO NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM NỀN CHUỒNG ĐỂ THEO DÕI ĐÚNG NHẤT.
Các bước bắt đầu úm ngan con khi cho vào chuồng và quá trình úm.
- Trước khi nhận ngan con về, cần bật đèn sưởi ấm chuồng trước 2 tiếng. Hãy chú ý nhiệt độ chuồng úm trên nhiệt kế, ngày đầu tiên úm ngan con tầm 36-37 độ C là tối ưu nhất. Các ngày sau duy trì 32-35 độ C là đủ nhiệt độ => RẤT QUAN TRỌNG – ĐỀ NGHỊ BÀ CON ÚM ĐÚNG NHIỆT ĐỘ
- Khi nhận ngan con về, thả nhẹ nhàng ngan con vào chuồng. Tránh vứt mạnh làm ngan con sợ, các con yếu trong lúc vận chuyển nên tách riêng để tránh bị các con khỏe đè.
- Pha luôn hỗn hợp thuốc úm bao gồm : T-Colervit + Super Vitamin + Điện giải + Gluco KC để ngan con uống.
- Chú ý theo dõi sau khi thả ngan 30 phút – 1 tiếng, ngan tản đều không đè tụm lên nhau là được.
Các lưu ý trong quá trình úm ngan con để tránh bị hao hụt.
- Chú ý : Cho ăn ít một làm nhiều lần, thường xuyên kiểm tra chuồng úm, thức ăn.
- Nếu nền trấu úm bị ẩm phải thay ngay, để đảm bảo độ ẩm cho ngan. Độ ẩm cao, bẩn ngan sẽ rất dễ bị viêm phổi, khò khè, dễ chết.
- Thời gian úm 2-3 tuần
- Nhiệt độ úm ngan con trong các ngày đầu : 37 độ – sau đó để 32-35 độ C – Mỗi ngày giảm 1 độ. Từ 2 tuần tuổi thì để ngan tự thích nghi khí hậu.
- Độ ẩm : 60-70% độ ẩm. Luôn luôn có đệm lót chuồng khô ráo, để ướt sẽ bị nấm phổi vì phân ngan vịt ướt
- Chất lượng không khí : Tránh tuyệt đối gió lùa khi úm nga
- Ánh sáng : Đủ ánh sáng để ngan nhìn thấy sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi.
MẸO : Thả cho ngan ăn tự do, dùng cao tỏi để cho ngan uống rất tốt, dùng nước lá ổi đun uống chữa tiêu chảy rất tốt.
Các lỗi thường gặp khi úm ngan con, khiến ngan con bị hao và chết nhiều.
- Lỗi 1 : RẤT NGHIỆM TRỌNG : Úm không đủ nhiệt độ tiêu chuẩn và để chuồng bị gió lùa. Đây là lỗi nghiên trọng nhất, không đủ nhiệt độ úm thì hãy xác định đàn ngan của bà con rất dễ bị thương hàn, chết hàng loạt rất khó chữa. Vì thế hãy đảm bảo đúng nhiệt độ như khuyến cáo phía trên.
2. Lỗi 2 : RẤT NGHIÊM TRỌNG : Khi úm ngan con để nền chuồng bẩn, ướt mà không chịu thay trấu nền chuồng. Rất nhiều bà con mắc lỗi này, dẫn đến ngan yếu chết dần chết mòn, bị hẹn khẹc chết về sau. Nền chuồng ướt làm cho vi khuẩn sinh sôi, đồng thời nhiệt độ nền chuồng cũng thấp hơn do vị ướt. Điều này làm ngan bị phiêm phổi, nấm phối, lạnh chân, lạnh bụng rất dễ chết. VÌ THẾ HÃY LUÔN LUÔN ĐỂ Ý NỀN CHUỒNG KHÔ RÁO TRONG SUỐT QUÁ TRÌNH ÚM NGAN.
3. Lỗi 3 : Cho ngan tắm sớm (hay gặp trong mùa hè). Cho ngan tắm nước quá sớm trước 15 ngày sẽ làm ngan con dễ bệnh, đặc biệt là bị nhiễm trùng rốn, thương hàn. VỚI MÙA HÈ CHỈ CHO NGAN VẦY NƯỚC SẠCH SAU 10 NGÀY (Nếu úm sàn lưới). Và lưu ý luôn đảm bảo chuồng khô thoáng, không ẩm ướt.
4. Lỗi 4: Quá lạm dụng kháng sinh khi úm ngan con. Điều này sẽ khiến ngan còi cọc, dễ bị bệnh đường ruột và gan, không lớn được. Vì thế cần HẠN CHẾ DÙNG KHÁNG SINH, có thể cho ngan uống nước lá ổi, cao tỏi để phòng bệnh.